SƠN CHỐNG HÀ TẦU BIỂN - ECO

SƠN CHỐNG HÀ TẦU BIỂN - ECO

  • SƠN TÀU BIỂN – HỆ NƯỚC CAO CẤP: 2 thành phần bao gồm: ( Thành phần A và B) được trộn tỷ lệ ( A95%. B3%), thành phần A chủ yêu là polyurethan... được trộn với chất đóng rắn, Khi pha trộn chúng tạo và các liên kết 3 chiều siêu bền vừng trong mạng lưới các phân tử Polyurethan, kháng tất cả dung môi hóa chất thông thường. Sơn dùng cho tất cả vị trí phía trong, ngoài và chống Hà con tàu như: ( Phía ngoài của thân tầu trên mớn nước, phía ngoài cabin buồng lái, mạn khô của thân tàu, mặt boong, cabin và phía ngoài cabin, hầm hàng…) cho Tàu viễn dương, tầu du lịch, tầu ngư dân đánh cá, mỗi trị trí cần sử dụng sản phẩm sơn khác nhau cho phù hợp.
  •  Bề mặt áp dụng: Sử dụng cho bề mặt sản phẩm( Inox, thép mạ kẽm, thép đen, gỗ, composit…)

SƠN CHỐNG HÀ TẦU BIỂN - ECO


I. CÁC ĐẶC TÍNH VƯỢT TRỘI / SỰ KHÁC BIỆT:
 Pha loãng sơn là NƯỚC SẠCH
♦ Không sử dụng môi XĂNG DẦU / Không chứa chất nguy hại ( APEO và RoHs và các hóa chất độc hại khác...)
♦ Không chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ( VOCs)
♦ Mùi dịu nhẹ

♦ Không cháy nổ, dễ thi công
II. BỘ SẢN PHẨM GỒM:
1. Sơn Gỗ 
♦  Sơn phủ các loại (Phủ bệt, và phủ bóng, bóng mờ các cấp độ mờ 10%, mờ 50%....)
♦  Sơn lót các loại
♦  Bột trám trét/ bả 
♦  Keo gép gỗ
♦  Phủ bóng Clear
♦  Kim loại: Giống với bên kim loại
♦  Sơn chống Hà: Sơn lót, Sơn chống Hà, Sơn phủ...
2. Sơn Kim Loại  
♦  Bột trám chét ( bả kim loại) 
♦  Không cần Sơn lót ( nếu khách hàng yêu cầu sản xuất riêng )
♦  Phủ bóng Clear 
3. Sơn Chống Hà
Sơn lót, Sơn chống hà, Sơn phủ...

III. HƯỠNG DẪN THI CÔNG:
► Đối Với Tàu Vỏ Sắt
- Khi bề mặt có nước, hơi ẩm, dầu mỡ, các vết gỉ sét cũng như các vết bẩn khác, đều không thích hợp để sơn.
- Bề mặt lớp sơn trước thích hợp phải khô hoàn toàn, sạch, không bị hư hỏng, không bám các tạp chất như dầu, mỡ, bụi bẩn. Nếu có các tạp chất bẩn (dầu, mỡ) dùng dung môi thích hợp rửa thật sạch, làm khô rồi mới được sơn.
- Nếu bề mặt lớp sơn trước có các tạp chất bẩn (bụi, đất cát…) dùng nước ngọt sạch rửa sạch, thổi gió cho khô hoàn toàn, sau đó mới được sơn.
- Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là một công việc cực kỳ quan trọng, bởi lẽ, nếu bề mặt được chuẩn bị tốt thì màng sơn sẽ bám dính tốt vào bề mặt lớp sơn trước, do đó nâng cao được tuổi thọ và chất lượng của màng sơn. Ngược lại, nếu chuẩn bị bề mặt không tốt thì màng sơn sẽ nhanh chóng bị bong tróc gây phá hủy màng sơn và bề mặt nền.
► Đối Với Tàu Vỏ Gỗ
- Tàu đóng mới :
- Dùng máy chà, chà nhẵn bề mặt gỗ.
- Gỗ đóng tàu phải khô hoàn toàn (độ ẩm còn lại trong gỗ < 5%), sạch không bám các tạp chất như dầu, mỡ, bụi bẩn. Nếu có các tạp chất bẩn (dầu, mỡ) dùng dung môi thích hợp rửa thật sạch, làm khô rồi mới được sơn.
- Nếu bề mặt lớp sơn trước có các tạp chất bẩn (bụi, đất cát…) dùng nước ngọt sạch rửa sạch, thổi gió cho khô hoàn toàn, sau đó mới được sơn.
- Tàu cũ lên đốc sửa chữa :
- Do tàu hoạt động thường xuyên dưới nước, nên nước đã ngấm vào trong các thớ gỗ. Khi lên đốc sửa chữa phải phơi (hoặc dùng không khí nóng) thổi cho gỗ đóng tàu khô hoàn toàn, dùng máy chà, chà sạch lớp sơn cũ, dùng matit trám đầy vào các lỗ khuyết, mối ghép, chà phẳng, rồi mới được sơn. Nếu hơi ẩm trong lớp gỗ còn quá cao >5%, thì sau khi sơn xong hơi ẩm trong lớp gỗ tiếp tục bay hơi, có thể sẽ làm cho màng sơn bị bong tróc.